Cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện đang được nhiều người quan tâm, tuy nhiên, chọn loại tỏi tươi nào để làm thì không phải ai cũng dễ dàng chọn lựa. Bài viết này giới thiệu một số loại tỏi tươi nổi tiếng tại Việt Nam, hy vọng sẽ giúp bạn chọn được loại tỏi phù hợp để lên men thành công.

Tìm hiểu qua về tỏi đen
Từ tỏi tươi sau một quá trình lên men ở nhiệt đô và độ ẩm thích hợp sẽ cho ra tỏi đen. Để có được sản phẩm tỏi lên men chất lượng cao thì cách chọn nguyên liệu làm tỏi là cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn nguyên liệu làm tỏi là những củ tỏi tươi to và tròn đều, không bị bầm dập hay xây xát.
Nếu có thể, bạn hãy sử dụng tỏi cô đơn để làm tỏi lên men vì nó có nhiều dưỡng chất hơn và quan trọng là khi ăn rất dễ bóc cũng như dễ chế biến hơn. Trong trường hợp không tìm được tỏi cô đơn ưng ý thì có thể chọn tỏi tép cũng đều được.
Tỏi đen mới sản xuất thành công tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng việc sở hữu nhiều vùng chuyên canh tỏi đặc hữu như Lý Sơn, Phan Rang, Kinh Môn,… tỏi lên men đang có hướng phát triển mạnh, ngày càng được ưa chuộng.
Cụ thể, giá mỗi kg tỏi lên men thành phẩm của Việt Nam (loại nhiều nhánh, sản xuất từ tỏi Lý Sơn, Phan Rang hoặc Hải Dương) dao động 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/kg.
Riêng loại tỏi lên men được sản xuất từ tỏi một nhánh (tỏi cô đơn) nổi tiếng của Lý Sơn có giá khá cao tới 4 – 7 triệu đồng/kg, và thường được đóng gói nhỏ chỉ 125g.
Người mua cũng nên cẩn trọng với những loại tỏi được quảng cáo là tỏi Lý Sơn 100% nhưng giá chỉ 700.000 – 900.000đ/kg. Tỏi cô đơn Lý Sơn chính hiệu có giá khá cao so với các sản phẩm thông thường vì nguyên liệu cho sản phẩm này rất hiếm, mỗi năm người dân chỉ trồng một vụ, mỗi sào tỏi chỉ thu được từ vài kg tuỳ quy mô.
Tìm hiểu ký, chúng ta dễ dàng nhận thấy trên thị trường giờ có nhiều loại tỏi tươi. Hãy cùng tìm hiểu những vùng trồng tỏi nổi tiếng ở nước ta để chọn lựa một loại tỏi tươi ưng ý:
Phân loại tỏi đen theo nhánh
Khi phân loại tỏi theo nhánh thì khá đơn giản, có loại tỏi một nhánh thường gọi là tỏi cô đơn hay tỏi mồ côi; loại còn lại là tỏi nhiều nhánh. Hãy cùng tìm hiểu những điểm mạnh – yếu của 2 loại tỏi này:
Tỏi nhiều nhánh
Tỏi nhiều nhánh là tỏi được lên men từ những củ tỏi tươi nhiều nhánh chất lượng. Sau quá trình lên men tỏi tươi sẽ biến thành sản phẩm tỏi lên men thơm ngon và không còn mùi khó chịu lại dễ ăn.

Tùy vào mỗi vùng miền mà tỏi nhiều nhánh có các tên gọi khác nhau như: tỏi ta, tỏi tép, hay tỏi nhiều nhánh… Ở loại tỏi này, lượng dưỡng chất không được cao như tỏi cô đơn do phải phân bố đều khắp để nuôi các nhánh tỏi con.
Tỏi cô đơn
Tỏi “cô đơn”, hay tỏi một tép, hay tỏi “mồ côi” được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng. Thay vì “đẻ” ra nhiều tép tỏi để tạo thành loại tỏi bình thường, cây tỏi này “không đẻ” mà chỉ phát triển đúng một tép tỏi duy nhất. Do chỉ có một nhánh nên người ta cho rằng tỏi cô đơn có chất lượng tốt hơn tỏi nhiều nhánh vì nhận được nhiều dưỡng chất hơn từ cây tỏi

Cũng như heo mẹ nuôi bầy heo 5 con và heo mẹ khác nuôi chỉ 1 con duy nhất, tỏi “cô đơn” hấp thụ toàn bộ dưỡng chất phát triển củ từ cây tỏi mẹ, nên thơm ngon hơn tỏi bình thường là điều dễ hình dung.
Tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi 1 nhánh, tỏi mồ côi … là loại tỏi được lên men từ một loại tỏi chỉ có duy nhất 1 nhánh. Chính vì chỉ có 1 nhánh nên tất cả chất dinh dưỡng của cây tỏi chỉ tập trung vào 1 tép duy nhất. Các chuyên gia cho biết, lượng dưỡng chất, đặt biệt là kháng sinh thực vật trong tỏi 1 nhánh nhiều gấp 2 đến 3 lần tỏi thường, do vậy mà mùi vị tỏi cô đơn không hăng hăng khó chịu mà thơm nồng, dễ ăn.
Những ưu điểm của tỏi cô đơn so với tỏi nhiều nhánh
Tỏi cô đơn do chỉ có 1 tép duy nhất nên toàn bộ dưỡng chất sẽ tập trung ở củ tỏi nên giá trị dinh dưỡng và dược tính cao hơn tỏi nhiều nhánh.

Do chỉ có 1 tép to nên thời gian lên men của tỏi cô đơn lâu hơn khá nhiều so với tỏi nhiều nhánh.
Tỏi đen cô đơn có hàm lượng các axit amin, kháng sinh tự nhiên cũng như các dược chất khác cao hơn loại tỏi nhiều nhánh do vậy hiệu quả khi dùng tỏi cô đơn lên men cũng tốt hơn.
Tỏi cô đơn khi ăn có hương vị thơm dịu hơn, ngon ngọt hơn tỏi nhiều nhánh.
Tỏi cô đơn dễ bóc vỏ hơn, và lượng vỏ cũng ít hơn so với tỏi nhiều nhánh.
Các vùng trồng tỏi nổi tiếng tại Việt Nam
Các vùng trồng tỏi nổi tiếng ở nước ta gồm có tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang, tỏi Bắc Giang, tỏi Kinh Môn (Hải Dương), tỏi Mai Châu, tỏi tía Phù Yên (Sơn La)…
Tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi
Với diện tích khoảng 300ha, Lý Sơn hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi. Tuy có kích thước củ hơi nhỏ nhưng người tiêu dùng rất ưa chuộng tỏi Lý Sơn. Chất lượng củ tỏi Lý Sơn được tạo nên từ thổ nhưỡng của vùng đất bazan do hoạt động của hỏa diệm sơn phun trào mấy triệu năm về trước và sự vỡ vụn của san hô thành những hạt cát trắng mịn, cộng với môi trường khắc nghiệt đầy vị biển.

Tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi
Hiện nay có khá nhiều nơi rao bán tỏi Lý Sơn nhưng theo kinh nghiệm của người trồng tỏi, phần lớn tỏi trắng và tỏi đen được gắn kèm cái tên Lý Sơn trôi nổi ngoài thị trường thì rất khó để chắc chắn đó là tỏi từ Lý Sơn. Ngay cả tỏi trắng cũng khó phân biệt giữa tỏi Lý Sơn với nhiều loại tỏi khác. Tỏi lên men lại càng khó phân biệt đâu là đúng tỏi Lý Sơn, đâu là hàng trôi nổi.
Tỏi Lý Sơn chính gốc có kích thước khá nhỏ, nếu so với tỏi Trung Quốc hay tỏi ở các nơi khác thì chỉ bằng một nửa hay hai phần ba, thế nhưng lại có hương vị rất đặc biệt so với các loại tỏi khác. Nếu ăn sống sẽ có vị ngọt và thơm mùi dễ chịu ít nồng hơn (bởi lẽ bởi tỏi Lý Sơn được trồng ở ngoài đảo, bốn bề là biển cả, nguồn nước là mạch nước ngầm dưới lòng đất), khi bóc ra không có lõi ở giữa.
Tỏi Lý Sơn thật nhỏ như ngón tay út, tỏi có vỏ màu trắng, củ tỏi trắng, không sáng bóng, củ nhỏ, tép nhỏ. Củ tỏi nhiều tép, thường từ 7 – 11 tép.
Tỏi tía – Mai Châu (Hoà Bình)
Tỏi tía bản địa được trồng ở hai xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông của huyện Mai Châu. Nhiều người đã lặn lội lên tận vùng miền núi này để mua được tỏi gác bếp của đồng bào dân tộc. Tỏi tía có tên khoa học Allium sativum, là loại tỏi củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm.
Những năm trước đây, cây tỏi tía được trồng nhiều ở các xóm như Piềng Đậu, Nà Đú, Noong Ó… nhưng nay chỉ còn tập trung ở xóm Noong Luông, Chà Đáy với diện tích trồng khá ít. Thời gian gần đây, khách du lịch mới biết đến thứ tỏi quý này và thường mua tỏi tía về làm quà biếu, chế biến thực phẩm.

Tỏi tía Mai Châu, Hoà Bình
Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng. Tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cúm và ho dai dẳng, giảm béo bụng.
Ở địa phương, sau khi thu hoạch xong người dân thường để trên gác bếp, có khói ám vào ăn mới ngon và bảo quản được lâu. Từ khi được nhiều người ở xa biết đến, đến mùa thu hoạch đã có người tìm lên mua nhưng cũng không dám mua nhiều. Vì dưới xuôi không có bếp củi, mua về không để lâu được và khi ăn không ngon bằng tỏi đã để ở gác bếp nên họ mua rồi gửi lại đây để dùng dần.
Tỏi Phù Yên, Sơn La
Tỏi Phù Yên – Sơn La là loại tỏi quý hiếm mà chỉ có duy nhất các xã Gia Phù, Tường Phù, Tường Thượng ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ở miền núi Tây Bắc có thể trồng được. Tỏi mồ côi một nhánh ở Phù Yên được trồng tại cánh đồng Mường Tấc.

Tỏi Phù Yên, Sơn La
Tỏi cô đơn Phù Yên (cũng được gọi là tỏi tía) có đặc điểm nhánh to, có màu tím, bảo quản được lâu, vị thơm hơn hẳn tỏi thông thường, lượng tinh dầu trong tỏi cô đơn (tỏi một nhánh) cao hơn gấp nhiều lần tỏi bình thường. Công dụng của tỏi cô đơn ở Phù Yên được cho là tốt hơn hẳn loại tỏi 1 nhánh (tỏi trắng) ở lý sơn trên thị trường hiện nay.
Tỏi một nhánh Phù Yên bảo quản được lâu, vị thơm hơn hẳn tỏi những vùng khác, lượng tinh dầu trong tỏi cao hơn tỏi bình thường. Tỏi cô đơn của Phù Yên có giá bán cao gấp nhiều lần tỏi bình thường vì giá trị làm thuốc mà nó mang lại.
Tỏi Kinh Môn – Hải Dương
Huyện Kinh Môn nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương với diện tích tự nhiên 163,26 km2. Được bao bọc bởi 4 con sông lớn: Kinh Thầy, Kinh Môn, Đá Vách và Hàn Mấu, vùng đất này được bồi đắp liên tục tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ. Cùng với kinh nghiệm trồng tỏi hàng trăm năm nay của người dân mà tỏi được trồng ở đây đều to và thơm ngon nổi tiếng tạo nên một thương hiệu “Tỏi Kinh Môn”.

Tỏi Kinh Môn, Hải Dương
Tỏi Kinh Môn khá lớn, có đường kính từ 3cm đến 6cm và mỗi củ có khoảng trên dưới 10 tép. Tỏi Kinh Môn có màu tím khi mới thu hoạch nhưng chuyển dần sang màu trắng khi phơi khô.
Được trồng trên vùng đất hợp thổ nhưỡng và khí hậu, nông dân lại có kinh nghiệm từ khâu chọn giống, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và bảo quản, nên tỏi Kinh Môn có hương vị đặc trưng, củ to chắc, cay xè mắt khi cắt thái.
Tỏi Phan Rang – Ninh Thuận
Từ lâu, vùng đất Phan Rang nổi tiếng là xứ sở của tỏi. Củ tỏi Phan Rang có tép nhỏ, màu trắng, có vị thơm cay, hàm lượng tinh dầu phytolxit trong tỏi Phan Rang rất cao.
Do được trồng ở vùng duyên hải tỉnh Ninh Thuận, là tỉnh nghèo ít người biết đến nhất nước ta, cái tên tỏi Phan Rang trước đây cũng không mấy ấn tượng và gần như không có doanh nghiệp lớn trong nước nào hỗ trợ đầu tư có kế hoạch lâu dài để xuất tiến thương mại, Tỏi Phan Rang gần như chỉ có người Phan Rang biết còn lại chỉ biết tới tỏi Lý Sơn, đôi khi có người còn nhận nhầm tỏi Phan Rang là tỏi Đà Lạt.

Tỏi Phan Rang, Ninh Thuận
Hiện nay tỏi Phan Rang được các ngành chức năng hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Chính những đặc trưng này đã giúp tỏi ở vùng này trở nên nổi tiếng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Giống tỏi Phan Rang có chứa hàm lượng allicin, glucogen, aliin, fitonxit, vitamin và các nguyên tố vi lượng cao gấp nhiều lần tỏi thông thường. Chúng có tác dụng tăng cường đề kháng, chống lại virus gây bệnh, diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và làm đẹp. Ngoài ra, còn dùng ngâm rượu hay làm tỏi đen.
Tỏi Phan Rang rất cay, thơm nồng hơn tỏi Lý Sơn nên khó ăn sống. Giá cũng không hề rẻ, cao gấp 2 – 4 lần tỏi Lý Sơn. Tỏi Phan Rang tép lớn, có dược tính cao, củ tròn căng mọng dễ chế biến tỏi lên men nên được nhà nhập khẩu ưa chuộng. Nhiều người Nhật, Hàn đã sang thu mua tỏi Phan Rang về làm nguyên liệu lên men thành tỏi đen để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
Tỏi Bắc Giang
Bắc Giang là một vùng trồng tỏi từ lâu và nhờ điều kiện thiên nhiên và địa chất đặc biệt, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây tỏi.
Trước đây các chuyên gia của Liên xô (cũ) và Tây Âu sang Việt nam nghiên cứu vùng đất trồng tỏi để xuất khẩu đã chọn tỉnh Hà Bắc cũ (Nay được chia ra là Bắc Giang và Bắc Ninh) là vùng trọng điểm trồng tỏi, vì điều kiên thiên nhiên, và địa chất đặc biệt của khu vực này.

Tỏi Bắc Giang
Sau khi trị trường Liên Xô này không còn, cây tỏi Bắc Giang cũng chịu nhiều thăng trầm theo. Ngày nay, do sự cạnh tranh của thị trường, diện tích đất trồng bị thu hẹp nên tỏi Bắc Giang không còn trồng nhiều nữa.
Vừa qua theo chiến lược quốc gia khu vực tây Yên Tử (Bắc Giang) được phát triển thành khu du lịch Tâm Linh. Khi khảo sát tại đây các chuyên gia đã phát hiện rất nhiều dòng cây dược liêu quý hiếm Như: Ba Kích, Gừng Gió, Bá Bệnh (Eurycoma longifolia)….. Các loại cây như Tỏi, đinh lăng, địa liền… trồng tại đây cũng có chất lượng cao hơn hẳn các khu vực khác.
1 reply on “Các loại tỏi tươi để làm Tỏi Đen tốt nhất Việt Nam”
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.