Categories
Tổng hợp

Hướng dẫn uống nước đúng cách khi tập GYM

Việc uống nước gì và uống như thế nào trong, trước và sau khi tập thể hình, tập gym hay chơi các môn thể thao vận động có vẻ như nhỏ nhưng thực sự chúng không hề nhỏ tí nào. Uống nước đúng cách khi tập luyện để vừa không bị mệt mỏi, mất sức vừa giúp cơ bắp phát triển tối đa là điều mà bất kì người tập thể hình nào cũng quan tâm.

Hiện tại cũng đã có không ít người mắc phải thói quen không uống nước trong khi tập luyện, chơi thể thao, nếu là tập cho vui thôi thì không vấn đề gì, nhưng nếu muốn 1 buổi tập đủ cường độ thì bạn không thể không bổ sung nước trong khi tập luyện.

dinh dưỡng tập gym

Việc thiếu nước sẽ làm cơ bắp rối loạn, giảm khả năng sinh lực, dễ sinh ra chuột rút và hơn nữa, khi bạn khát nước thì sẽ rất khó tập trung để tập luyện, nâng tạ.

Theo 1 số nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài, nếu cơ thể bạn bị thiếu 1% lượng nước so với trọng lượng cơ thể, thì hiệu suất làm việc của cơ bắp sẽ giảm đi 10%.

Uống bao nhiêu nước khi tập GYM?

Theo khuyến cáo của The American College of Sports Medicine (Học viện Y khoa Thể thao Mỹ) dành cho các vận động viên, nên uống:

  • Trước khi tập: 500ml nước hoặc ít hơn 1 chút trước khi tập luyện 1-2 tiếng. Nên uống từ từ chứ không làm một mạch hết luôn.
  • Trong khi tập luyện: 15-20 phút bạn phải bổ sung thêm 350ml nước (Tức là 1h tập bạn phải bổ sung 1 lít nước cho cơ thể).

Tất nhiên đó là khuyến cáo dành cho các vận động viên người Mỹ, họ có thể trạng tốt hơn chúng ta rất nhiều. Các bạn có thể uống ít hơn một chút.

Còn theo các huấn luyện viên thể hình hoặc những người chơi thể thao có kinh nghiệm, chúng ta nên uống từng ngụm vừa miệng, ngậm 1 chút cho nước thấm vào các mao mạch và dây thần kinh ở miệng để cảm giác khát mất đi nhanh hơn.

Việc uống nước bổ sung sau khi tập luyện cũng là 1 vấn đề quan trọng. Nguyên tắc là, sau khi thực hiện xong buổi tập, nếu trọng lượng giảm 0,5 kg thì ta cần bù 500 ml nước. Các bạn cũng lưu ý, uống từ từ chứ không phải làm một hơi hết 500 ml.

Các bạn nên uống nước mát chứ không nên uống nước lạnh, sẽ không tốt.

Nên uống nước gì khi tập GYM?

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các loại thức uống bạn nên bổ sung thường xuyên cho cơ thể trong suốt quá trình luyện tập và một số loại thức uống mà bạn nên hạn chế tối đa, nếu như muốn cơ bắp phát triển như mong muốn.

Nên uống nước lọc khi tập thể hình

Đây là loại nước phổ thông nhất, đơn giản nhất mà cũng tốt nhất nếu bạn nếu bạn tập luyện dưới 1 giờ. Bạn tập trên 1 giờ hoặc bạn có cảm giác mệt mỏi, mất sức quá thì sử dụng nước bổ sung muối khoáng và 1 chút đường để cung cấp năng lượng tiếp tục tập luyện.

Bạn cần bổ sung lại 1g muối sau mỗi 1 giờ luyện tập.

Có nên uống sữa tươi tập gym?

Sữa tươi được coi là thực phẩm lý tưởng cho việc xây dựng khối lượng cơ bắp, vì nó rất giàu protein, chất béo, carbohydrate và chất dinh dưỡng , và rất tốt cho việc thêm calo chế độ ăn uống của bạn. Nhưng nó cũng đi kèm 1 lượng chất béo nhất định.

Vì thế, bạn nên chia ra làm nhiều lần uống trong ngày, tối đa là 3 lần, mỗi lần 200ml, đây được xem là khối lượng vừa phải để cơ thể chúng ta có thể hấp thu đủ dưỡng chất và giảm sản sinh mỡ thừa trong cơ thể.

Ngoài ra, đối với người tập thể hình, nên uống sữa tươi không đường tốt hơn sữa tươi có đường. Những loại sữa tươi có đường là từ đường cát chứ không phải đường từ con bò vì đường Lactose sẽ có sẵn trong sữa nên đường cát sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn cũng như sinh ra mỡ.

Uống sữa đậu nành khi tập thể hình

Tác dụng của sữa đậu nành rất tốt cho cơ thể và cũng đặc biệt tốt với những người tập thể hình, nó có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol.

Chúng ta nên uống sữa đậu nành cùng với các đồ ăn nhẹ chứa nhiều tinh bột. Các tinh bột này có tác dụng khiến dịch vị tiết ra các chất có thể tiêu hóa tốt sữa đậu nành.

Những thứ không nên uống khi tập gym

Có nhiều bạn quan tâm tới vấn đề có nên uống nước tăng lực, nước có ga hay nước muối khoáng quá trình tập luyện hay không?

Không nên uống nước tăng lực, nước ngọt

Hầu hết những sản phẩm này đều có chứa hàm lượng đường lớn, nhiều khi có thể làm giảm hiệu quả luyện tập của bạn do kích thích cơ thể tăng cường tích tụ mỡ thừa. Ngoài ra, một số loại nước tăng lực còn chứa một số chất kích thích thần kinh giúp người tập trở nên hưng phấn khi thực hiện các bài tập, tuy nhiên đó hoàn toàn chỉ là đánh lửa cảm giác, có khả năng gây hại tới sức khỏe nếu uống nhiều.

Trong nước ngọt và nước tăng lực chứa nhiều đường nhưng chúng chẳng có chất điện giải nào (Natri, kali,…) mà có thể mang bệnh béo phì, tiền đái tháo đường vào người.

Dùng nhiều đường còn làm tăng cảm giác chán ăn của bạn, ảnh hưởng đến bữa ăn sau giờ tập luyện.

uống gì tập gym

Nên mang theo một chai nước tới phòng tập

Tập GYM không nên uống rượu và đồ uống có cồn

Một chút rượu trong cuộc vui có thể khiến bạn thêm phấn chấn. Tuy nhiên nó thực sự có hại đối với sự phát triển cơ bắp trong cơ thể.

Với những nghiên cứu khoa học thì rượu là tác nhân làm giảm Testosterone trong cơ thể bạn một cách nhanh chóng. Uống rượu được cho là nguyên nhân làm mất cơ bắp của rất nhiều bạn tham gia tập thể hình.

Rượu làm giảm Testosterone. Làm giảm sự phát triển của cơ bắp. Làm giảm hiệu ứng đốt mỡ tuyệt vời của testosterone trong cơ thể chúng ta.

Tất nhiên, không ai có ý định uống rượu trước khi tập thể hình. Nhưng trong những cuộc vui bắt buộc phải sử dụng rượu, hãy thêm 1 lát chanh vào ly rượu. Điều này sẽ làm trung hòa lượng cồn, giảm bớt tác hại đối với cơ bắp của bạn.

Không nên uống cà phê

Cà phê gây ức chế thần kinh, có thể tạo cho bạn cảm giác tỉnh táo trong một thời điểm, tuy nhiên việc quá lạm dụng cafe sẽ khiến bạn phủi bay công sức tập luyện thể hình bấy lâu nay chỉ trong thời gian ngắn.

Tổng kết

Bổ sung nước trong quá trình tập luyện là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, nhiều loại đồ uống tốt cho sức khỏe nhưng có nhiều loại không tốt, chúng có thể chứa khá nhiều đường tinh luyện và phụ gia thực phẩm tạo màu…không tốt cho sức khỏe.

Categories
Tổng hợp

Hạt điều ở đâu ngon nhất?

Nếu bạn là tín đồ của hạt điều, bạn đã biết nhiều chưa về nơi trồng và cho ra đời những hộp hạt điều thơm lừng, béo ngậy, giòn tan và mang hương vị nồng nàn của vùng đất đỏ bazan?

Hạt điều ở đâu là ngon nhất?

Có xuất xứ ban đầu từ vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ, loại cây “kết” nắn này dần dần được phân tán đến châu Phi, châu Á và cả châu Úc. Ngày nay, cây điều được trồng trải rộng và trở thành nguồn lợi kinh tế dồi dào cho nhiều quốc gia.

Bình Phước là tỉnh trung du miền núi, với những dải đất bazan nối tiếp nhau trải dài tít tắp.  Vào thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Bình Phước là một phần của Sài Gòn, đến năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam, tong đó 2 tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của Bình Phước ngày nay.

hat dieu binh phuoc

Không có những cánh đồng mênh mông bát ngát, sông ngòi dọc ngang và thiên nhiên ưu đãi. Đất đỏ Bình Phước hạn chế trong việc trồng cây ăn trái, đất chủ yếu thích hợp trồng cây công nghiệp. Chính thế, những con người Bình Phước đã luôn rất chăm chỉ với những vườn điều, cà phê, cao su,… của mình, cùng với tính chất phác, gắn bó với thiên nhiên và sự trung thực luôn có – đậm tính cách của những người con vùng trung du miền núi. Bình Phước đã cho ra sản phẩm hạt điều tiếng lành đồn xa.

Nếu thời tiết thuận hòa thì cây điều cứ thế ra hoa 3 đợt trong vụ khoảng 3 tháng (đợt đầu nhiều bông, đợt 2 và ba ít bông hơn), trở thành nguồn lợi lớn cho người làm nông. Bằng không, trời cứ cho sương muối, sương giá, nắng nóng kéo dài hay mưa trái vụ rợi trúng mùa ra hoa, kết quả thể nào bông điều cũng đen kịt, thối quả, rụng hạt… trắng tay. Mọc được ở cả những vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” và chịu được những điều kiện khi hậu đa dạng, khắc nghiệt, cây điều cũng không thể tránh khỏi “lưỡi hái” thị trường nỗi khi giá điều xuống dốc.

Những hạt điều trồng ở Bình Phước được chắt lọc tinh túy của đất, của trời, của tay người vun bón để cho ra đời một trong những đặc sản của vùng đất này, mà người dân Bình Phước có thể tự hào mang khoe với đồng bào trên mọi miền đất nước, với khách năm châu bốn bể.

Mỗi hạt điều được làm ra, là sự dụng công của người trồng, tỉ mẩn nhặt từng trái điều, lẫy từng hạt, phơi phóng nâng niu cái hạt nhỏ xíu để bảo đảm chất lượng của thành phẩm.

Với sự kiên trì và luôn tiến về phía trước cho chất lượng của mỗi hạt điều đem đến người tiêu dùng, dù ở đâu, những người con của Bình Phước luôn tự tin và tự hào về hạt điều của mình.

Nếu bạn hỏi tôi hạt điều ở đâu ngon nhất, tôi sẽ cho bạn câu trả lời không đổi là “Hạt điều Bình Phước”.

Categories
Tổng hợp

Tác dụng của Tỏi đen cho sức khỏe và Cách làm – Ngâm rượu

Tỏi tươi sau quá trình lên men trong từ 30 đến 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen (vì thế được gọi là tỏi đen). Ăn từ một đến 3 củ mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim…

Khi lướt internet bạn sẽ khá dễ dàng để đọc được nhiều bài viết về loại tỏi này, hướng dẫn cách làm tỏi đen hay bài viết bán hàng,…hẳn nhiên với những người không biết thì họ sẽ chưa chắc chắn lắm về tác dụng của nó, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về chúng và tác dụng với sức khỏe con người.

Tỏi đen là gì?

Được gọi với cái tên tỏi đen nhưng đây không phải là giống tỏi màu đen từ khi trồng tới khi thu hoạch mà loại tỏi này là những củ tỏi được làm từ tỏi trắng thông thường thông qua phản ứng Maillard. Quá trình lên men được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong vài tuần, một quá trình tạo ra tép tỏi màu đen.

Từ hơn 4000 năm trước, loại tỏi này đã được sử dụng phổ biến trên thế giới, dùng làm gia vị thực phẩm – kích thích tiêu hóa, nó còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh, ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa trụy tim mạch, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.

Ban đầu thì tỏi này được người Hàn Quốc làm ra nên có thể xem như nó có xuất xứ từ Hàn Quốc. Sau đó được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu và cho sản xuất rộng rãi.

Ngoài làm thực phẩm, gia vị và được sử dụng như một vị thuốc thì tỏi này còn có công dụng làm đẹp hiệu quả. Trong tỏi có rất nhiều nhóm dưỡng chất đa dạng cực kỳ tốt cho quá trình tái tạo tế bào mới giúp làn da tươi trẻ, trắng hồng rạng rỡ.

Hương vị của tỏi lên men so với tỏi tươi

Củ tỏi tươi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như diệt khuẩn, phòng chống ung thư, hạ huyết áp, kiểm soát mỡ trong máu… nhưng ăn tỏi tươi rất cay, chúng có mùi khó chịu do các hợp chất sulfur gây ra, điều này làm cho nhiều người không ăn được tỏi hoặc chỉ ăn được rất ít. Tỏi tươi cũng không bảo quản được lâu.

Người Nhật Bản và Hàn Quốc đã tìm cách triệt tiêu mùi hăng của tỏi và họ đã khám phá ra công thức lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo thành tỏi đen. Hương vị của tỏi sau xử lý trở nên ngọt như sirô với vị dấm balsamic hoặc có vị như me.

Tỏi sau khi xử lý vừa bảo toàn được dược tính của tỏi tươi, lại mất đi được mùi khó chịu và gia tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa trong tỏi. Qua quá trình lên men, các hoạt chất trong tỏi tươi sẽ có sự biến đổi, tạo thành tỏi đen với giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn.

Tỏi thành phẩm đạt chất lượng thường có mùi vị như sau: vị hơi chua, hơi ngọt, không con mùi cay nồng nguyên bản của tỏi tươi nên dễ ăn hơn rất nhiều, lại không gây hôi miệng.

Tại sao tỏi sau khi lên men lại dễ ăn hơn?

Nguyên nhân do trong tỏi có chứa giàu đường và acid amin. Khi trải qua quá trình lên men, những hợp chất này phản ứng với nhau trong phản ứng Maillard để tạo ra hợp chất có màu sẫm và đây chính là nhân tố tạo màu chủ yếu làm cho tỏi tươi thành màu đen.

tỏi đen cô đơn

Không những thế, trong cả thời gian thực hiện, các carbonhydrat lưu trữ bị phá vỡ, biến thành đường đơn làm lượng đường trong tỏi tăng, đem lại mùi vị ngọt ngào cho tỏi thành phẩm. Chính vì thế tỏi sau khi lên men sẽ dễ ăn hơn rất nhiều lần so với tỏi tươi.

Hiện nay, loại tỏi này đã trở thành một thành phần được tìm kiếm và sử dụng trong ẩm thực cao cấp. Quá trình sản xuất tỏi đôi khi được gọi không chính xác là quá trình lên men, nhưng trong thực tế quá trình này không liên quan đến hoạt động của vi sinh vật.

Bạn ăn tỏi sống sẽ thấy vị hăng và cay nhưng từ củ tỏi tươi sau khi trải qua quá trình xử lý nhiệt trở thành tỏi đen sẽ mất đi hoàn toàn mùi khó chịu, có vị ngọt đặc trưng và dai mềm khi ăn cũng như có sự chuyển hoá một cách đáng kể các hợp chất sinh học của chúng.

Tỏi sau khi lên men tốt hơn

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học báo cáo hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá trong tỏi lên men cao hơn rất nhiều so với tỏi tươi, và chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất. Giúp làm giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong máu, giảm xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế quá trình lão hoá,  hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.

Hiện nay loại tỏi này đã trở nên phổ biến ở các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…Và nó đã trở thành một thành phần được tìm kiếm và sử dụng trong ẩm thực cao cấp..

Tác dụng của tỏi đen đến sức khoẻ con người

Trong quá trình lên men tỏi tươi thành tỏi đen, sẽ có sự biến đổi các hợp chất như: methionin, cystein, methanethiol trở thành các chất mới như s-allylscysteine, alliin, isoalliin, methionin, cycloalliin, các dẫn chất của cysteine, dẫn chất tetrahydro-β-carboline…

Chúng là các chất dinh dưỡng quan trọng có lợi cho sức khoẻ thu được sau quá trình lên men mà tỏi tươi không có hoặc có ít. Đặc biệt, hàm lượng carbohydrate trong tỏi này cũng lên đến 47,9%, còn tỏi tươi chỉ đạt khoảng 28,7%.

tác dụng của tỏi đen

Đặc biệt hợp chất S-Allyl cysteine trong tỏi lên men có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Theo các nghiên cứu khoa học về tác dụng sinh học của loại tỏi này tại trường Đại học quốc gia Pusan, Hàn Quốc đã cho thấy chất S-Allyl cysteine có trong loại tỏi này có khả năng ngăn chặn ung thư hình thành, làm chậm sự tăng trưởng và giảm kích thước của khối u đang tồn tại.

Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá của tỏi sau khi lên men cao hơn nhiều lần so với tỏi tươi và chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất, giúp giảm hàm lượng Cholesterol xấu có trong máu, giảm xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế quá trình lão hoá, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.

Tỏi này cũng có chứa chất chống Oxy hóa rất tốt, làm giảm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Hãy cùng Techdaily tìm hiểu các tác dụng của chúng với sức khoẻ con người:

Giúp chống ung thư và giảm cholesterol

Sau một quá trình chế biến, lên men đã biến tỏi tươi bình thường thành một loại “siêu tỏi” (super-garlic). Hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có thể làm giảm cholesteron và giảm nguy cơ bị ung thư.

tỏi đen chống ung thư

Theo National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Mediacine, Hoa Kỳ, chất S-Allyl cysteine có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và làm giảm cơ hội hình thành mảng bám trong động mạch. Ngoài ra, S-Allyl cysteine còn được chứng minh là có công dụng điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa….

Ngoài ra dịch chiết tỏi có hiệu lực hạn chế phát triển tế bào khối u. Cơ chế chống ung thư của tỏi không trực tiếp gây độc tế bào u mà qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Tiến sĩ Vũ Bình Dương, công tác tại Học viện Quân y từng cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi lên men không trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u”.

Chống nhiễm trùng

Trong tỏi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó. Chất S-allylcysteine trong tỏi sau khi lên men hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

Giúp chống lại bệnh tật

Tỏi đen được chứng minh có đặc điểm chống ô-xy hóa cao gấp 2 lần tỏi thông thường. Các chất chống ô-xy hóa bảo vệ các tế bào khỏi bệnh tật, lão hóa, do đó chúng có thể làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể.

Khả năng chống ô xy hóa của tỏi lên men rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế nó trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

Giảm các biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một tình trạng rối loạn tiết tố biểu hiện ở sự tăng lượng đường trong máu. Những biến chúng của bệnh tiểu đường rất lớn, ảnh hưởng lâu dài tới mắt, da, mạch máu, thận và dây thần kinh. Sự tăng nhanh của hàm lượng protein bị glycation hóa.

tỏi đen và bệnh tiểu đường

Cùng sự tích lũy những sản phẩm cuối cùng từ quá trình glycation hóa. (AGEPs – advanced glycation endproducts) được nhận định có liên quan tới sinh bệnh lý của bệnh tiểu đường. Quá trình hình thành AGEPs và glycation có liên quan tới sự hình thành gốc tự do. Thông qua quá trình oxy hóa glucose cùng protein bị glycation hóa.

Những hợp chất có tác dụng chống lại sự oxy hóa và glycation hóa. Mở ra cơ hội điều trị bệnh đái tháo đường. Mội số nghiên cứu mới đây đã cho thấy các chiết xuất từ tỏi lên men. Gây ức chế hình thành dẫn xuất của glycation với gốc tự do. Chúng cũng gây ức chế lại sự hình thành AGEPs trong ống nghiệm. SAC được biết đến là chất chống oxy hóa cực mạnh. Đồng thời ức chế sự hình thành AGEPs. Người ta cũng chỉ ra rằng có thể sử dụng chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tác động có hại của các AGEPs.

Như vậy, tỏi sau khi lên men hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư:

Nghiên cứu cho thấy các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline có trong tỏi được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường.

Ngoài ra dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi lên men không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi này giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết và tỏi có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Như vậy, tỏi được tạo ra sau quá trình lên men có các tác dụng sinh học hơn hẳn so với tỏi tươi thông thường.

Tỏi đen làm đẹp da

tỏi đen làm đẹp da

Không chỉ được sử dụng như một vị thuốc hoặc gia vị thực phẩm mà tỏi lên men còn có công dụng làm đẹp hiệu quả. Trong tỏi có rất nhiều nhóm dưỡng chất đa dạng cực kỳ tốt cho quá trình tái tạo tế bào mới giúp làn da tươi trẻ, trắng hồng rạng rỡ.

Tỏi đen lên men giàu Vitamin nhóm B như B1, B3 cùng các loại dưỡng chất như axit flavin monucleotide và axit flavin dinucleotide, đặc biệt là chất xúc tác thiết yếu trong quá trình trao đổi protein. Vì vậy, ăn tỏi này thường xuyên sẽ giúp duy trì sự đàn hồi, căng mịn của làn da giúp làn da của bạn “trẻ mãi không già”.

Trong thành phần tỏi lên men chứa nhiều chất chống oxy hóa, enzym SOD và chất chống ung thư S-Allylcysteine hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa cho làn da một cách tối ưu. Những dưỡng chất này còn hỗ trợ tạo nên một lớp bảo vệ da trước những tác nhân gây hại từ ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại và môi trường ô nhiễm. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có một lớp “kem chống nắng” cực kỳ hiệu quả từ tỏi lên men mà không lo bị cháy nắng trong mùa hè.

Các công dụng khác của tỏi lên men

Ngoài các tác dụng như trên, tỏi sau khi lên men cũng có những tác dụng khác:

• Bảo vệ gan: ổn định men SGOT, SGPT, chống gan nhiễm mỡ,

• Điều biến hệ miễn dịch (immune modulation), giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.

Như vậy, tỏi lên men vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa ăn ngon miệng. Vì thế nó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà hàng chất lượng cao và trong nhiều món ăn trên thế giới.

Giá tỏi đen

Hiện ở Việt Nam có hai dòng sản phẩm tỏi lên men, gồm nguyên củ và các chế xuất từ tỏi. Trong khi tỏi hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc có thêm nước ép thì Việt Nam chúng ta mới chỉ sản xuất loại nguyên củ. Tuy có chất lượng tương đương, nhưng giá các sản phẩm này có sự chênh lệch khá lớn.

Trên thị trường hiện nay giá mỗi kg tỏi đen thường của Việt Nam (loại nhiều nhánh, sản xuất từ tỏi Lý Sơn, Phan Rang hoặc Hải Dương) dao động từ 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/kg.

Dù mới sản xuất thành công tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng việc sở hữu nhiều vùng chuyên canh đặc hữu như Lý Sơn, Phan Rang, tỏi nguyên liệu đang có hướng phát triển mạnh, ngày càng được ưa thích trên thị trường nội địa, và đang tìm đường xuất khẩu ra nước ngoài.

Riêng loại tỏi được sản xuất từ tỏi một nhánh (tỏi cô đơn) nổi tiếng của Lý Sơn có giá tới 2,5 triệu đồng/kg, và thường được đóng gói nhỏ chỉ 125g. Trong khi đó, giá tỏi nguyên tép nhập khẩu dao động từ 3-5 triệu đồng/kg, còn mỗi hộp nước ép (60ml x 30 gói) là 1,5 triệu đồng.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm tỏi lên men tại nhà để sử dụng nhưng cũng phải hết sức cẩn thận và cần tìm hiểu kỹ càng.

Cách làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện 15 ngày

Với giá bán khá cao, giá trong nước hơn một triệu đồng mỗi kg, còn xuất khẩu lên tới 3 triệu đồng, tỏi đen cô đơn đang thu hút khá nhiều hộ kinh doanh, công ty và các trung tâm nghiên cứu nhảy vào sản xuất.

Để sản xuất được tỏi chuẩn, người ta phải cho lên men tỏi tươi thông qua một lò sấy điện liên tục trong 35 – 45 giờ. Tỏi sau khi sấy được ủ khoảng từ 30 đến 45 ngày để vỏ biến màu ngà, tép bên trong chuyển màu đen, dẻo, có vị ngọt dịu. Thông thường, mỗi kg tỏi tươi có thể cho ra khoảng 400g đến nửa kg tỏi thành phẩm.

Có hiệu quả kinh tế cao, nhưng tại Việt Nam hiện có khá ít cơ sở sản xuất loại sản phẩm này, hầu hết chỉ gửi nguyên liệu để thuê gia công và phân phối lại trên thị trường. Theo chủ một cơ sở phân phối tỏi đen Phan Rang ở quận Bình Chánh, Hồ Chí Minh, chi phí để xây dựng một lò ủ khá tốn kém. Nếu sản xuất 1 tấn tỏi lên men, chủ cơ sở có thể phải đầu tư số vốn từ 700 đến 800 triệu đồng, bao gồm nhà xưởng và chuyển giao công nghệ lên men tỏi.

Vậy tại sao không bạn không làm thử tại nhà, cách làm cũng khá đơn giản:

Chuẩn bị:

  • Tỏi tươi: Vừa với dung tích nồi cơm điện
  • Bia: 1 lon cho mỗi kg tỏi tươi.
  • Nồi cơm điện loại tốt
  • Giấy bạc
chuẩn bị bia và tỏi

Chọn tỏi tươi với tép to, đều nhau

Để học cách làm tỏi lên men thành công, bước đầu tiên chính là việc chọn tỏi để làm, sản phẩm ngon hay không thì bước chọn tỏi rất quan trọng. KHÔNG mua tỏi Trung Quốc vì chất lượng không tốt.

Bạn cần lựa chọn những củ tỏi to bản, đẹp và đều nhau, tép to. Chọn mua tỏi ta hoặc tỏi Lý Sơn là tốt nhất, đem bóc một lớp vỏ bên ngoài củ tỏi để loại bỏ lớp bụi bẩn sau đó dùng kéo cắt bỏ cuống dài của củ tỏi (nếu nó dài quá).

chọn tỏi tươi để làm tỏi đen

Tỏi Lý Sơn thì chất lượng tốt miễn bàn, đặc biệt là tỏi cô đơn ở vùng này. Tuy nhiên do giá thành của chúng rất cao, tỏi tươi có giá khoảng 1 triệu đồng/1 kg mua tại Lý Sơn. Chính vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn mua tỏi Lý Sơn, còn nếu muốn tiết kiệm hơn thì bạn có thể mua tỏi Phan Rang, tỏi Hải Dương (ở Sài Gòn thường được gọi là tỏi Hà Nội) cũng rất chất lượng.

Ngâm tỏi với bia để ngấm men vi sinh

Tiếp đến cho tỏi tươi vào thau sạch và rưới bia lên để ngâm trong vòng 30 phút, cứ mỗi 1 kg tỏi tươi sẽ ngâm cùng 1 lon bia để thấm men vi sinh. Có thể dùng các loại Bia như Heniken, Sài Gòn, Tiger, 333… đều được.

đổ bia vào uớp tỏi trước khi lên men

Lưu ý đổ bia ngập tỏi, cứ 5 phút lại đảo tỏi một lần cho tỏi nhanh ngấm men vi sinh. Không nên ngâm quá lâu, chỉ khoảng nửa tiếng là đủ.

Ủ tỏi bằng giấy bạc

Chuẩn bị 1 tờ giấy bạc to, trải đều ra. Sau khi ngâm tỏi 30 phút, bạn hãy nhanh chóng vớt ngay tỏi ra rồi xếp tỏi vào trong tấm giấy bạc đó. Bạn lưu ý xếp tỏi ngay sau khi lấy tỏi ra khỏi thau bia, không để tỏi ở ngoài tiếp xúc lâu với không khí, nếu để quá lâu thì mẻ tỏi mà chúng ta làm sẽ không thành công.

Khi tỏi còn đang ướt, bạn bọc giấy bạc kín xung quanh tỏi. Bạn không nên để tỏi bị hở, vì nếu còn vết hở, tỏi sẽ không thể ngấm và lên men được, mẻ tỏi sẽ không được đen và ngon.

bọc tỏi bằng giấy bạc

Có nhiều bạn khá chủ quan, không ủ tỏi bằng giấy bạc bọc cho kín, hoặc không dùng giấy bạc để ủ tỏi. Vì vậy tỏi lên men chưa thành công mà tỏi tươi thì đã bị cháy khét lẹt cho tiếp xúc với nền nhiệt cao trong nồi cơm điện. Sau khi làm đi làm lại nhiều lần, nhiều bạn mới rút ra kinh nghiệm bọc tỏi trong giấy bạc thay vì để trực tiếp vào nồi cơm điện thì mẻ tỏi tự làm mới thành công.

Bắt đầu ủ tỏi trong nồi cơm điện

Sau khi bọc trong giấy bạc kín xong xuôi, bạn cho giấy bạc bọc tỏi vào nồi cơm điện, bật nút warm, giữ ấm trong khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn tuỳ bạn. Bạn có thể yên tâm là nồi cơm điện không bị hư mà cũng không tốn quá nhiều tiền điện.

Trong suốt quá trình lên men, bạn có thể mở ra và kiểm tra nhưng không được để tỏi tiếp xúc với không khí quá lâu, không nên lâu hơn 5 phút khiến công việc làm tỏi thất bại.

lên men tỏi đen bằng nồi cơm điện

Trong suốt 14 ngày lên men tỏi tươi sẽ chuyển dần từ màu trắng thành màu đen tuyền và có mùi thơm dịu, vị ngọt, đặc biệt vỏ tỏi sẽ khô lại và có màu nâu sẫm.

Có nhiều bạn đặt những câu hỏi về thời gian làm tỏi ngắn hơn, đặc biệt là chỉ ủ tỏi lên men trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian 10 ngày vẫn chưa đủ để tỏi đạt được chất lượng tốt nhất. Sau 10 ngày ủ, tỏi có thể chuyển sang màu đen hoặc chỉ có màu hơi nâu nhạt nhưng vẫn chưa đạt độ khô ráo mà vẫn bị ướt.

Nếu tỏi bị ướt thì một phần do bạn ủ nhanh chưa đủ thời gian, 1 phần do nồi cơm điện không đủ nhiệt. Vì vậy, sử dụng một nồi cơm điện đang hoạt động bình thường sẽ cho mẻ tỏi tự làm ngon hơn rất nhiều là nồi cơm điện đã xuống cấp.

Tỏi thành phẩm được coi là đạt nếu phần vỏ khô, nhân tách khỏi vỏ, khi ăn có vị ngọt thanh và dẻo là được.

Sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng carbohydrate đã tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi lên men), điều này giải thích tại sao tỏi lên men có vị ngọt của trái cây.

Bảo quản tỏi thành phẩm

Sau thời gian trên, khi tỏi đã đạt chất lượng, quá trình lên men chấm dứt, bạn cho tỏi ra và sấy khô bằng máy sấy tóc hoặc có thể phơi khô tự nhiên. Sau cùng bạn có thể bảo quản trong túi giấy hoặc có thể bóc vỏ ra rồi cho vào hộp hay hũ và trữ trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.

đổ tỏi đen ra sấy khô

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam cách làm tỏi đen thủ công  từ 12 đến 14 ngày đang dần trở nên phổ biến. Tuy sản phẩm cũng có màu sắc, mùi vị làm tại nhà có thể giống với sản phẩm được sản xuất công nghiệp nhưng khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vẫn chưa sánh được với sản phẩm tỏi được lên men theo tiêu chuẩn công nghiệp quy trình Nhật Bản.

Lưu ý:

Lên men tỏi bằng nồi cơm điện, mùi tỏi có thể lan tỏa khắp phòng hoặc căn nhà của bạn, do đó bạn có thể cho nồi ra ban công hoặc có quạt hút gió, khoảng 1 tuần mùi tỏi sẽ hết. Vấn đề về an toàn điện khi nồi cơm hoạt động trong thời gian dài do đó bạn hết sức chú ý và theo dõi thường xuyên để đảm bảo không xảy ra rủi ro nào.

Một số trường hợp không thành công đáng tham khảo

Dưới đây là một số trường hợp làm tỏi lên men chưa thành công mà chúng ta nên học hỏi để lấy kinh nghiệm.

Còn 2 ngày nữa hết 13 ngày ủ tỏi vào nồi cơm điện, chị Lê Ngọc ở Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng, trước đây chị đã làm thử một mẻ tỏi đen bằng nồi cơm điện nhưng không thành. Sau 10 ngày ủ, tỏi không đen mà chỉ có màu hơi nâu nhạt. Tuy nhiên, khi ăn thấy cũng bùi, thơm giống như mùi thảo dược.

thời gian làm tỏi đen

Thời gian chuẩn khi làm tỏi lên men

Chị Ngọc chia sẻ: “Tôi nghĩ chắc 10 ngày chưa đủ thời gian để tỏi chuyển sang màu đen, mà cũng có khi nhiệt độ không đủ nên mới có màu như nâu nhạt như vậy. Mẻ tỏi lần này đã được tăng thời gian ủ, tôi hy vọng sẽ cho ra đúng màu ưng ý”.

Tương tự, bạn bè chị Nguyễn Thị Nga ở Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) cũng làm thử loại tỏi lên men này khá nhiều nhưng chưa ai thành công. Ngay bản thân chị cũng phải làm tới mẻ tỏi thứ 4 mới ra được loại tỏi đạt chất lượng, mà theo chị, là đúng chuẩn của người Hàn Quốc, Nhật Bản.

Lần đầu tiên, chị Nga ủ bằng nồi cơm điện có nắp rời, nhiệt độ cao hơn 55 tới 60 độ C nên tỏi bị cháy đen thành than hết. Lần thứ 2 làm tỏi, còn 3 ngày nữa thì xong mà nhà bỗng dưng mất điện nửa ngày, kết quả mẻ tỏi đó cũng hỏng luôn… Tới lần thứ 4, chị rút kinh nghiệm theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế, bọc tỏi trong giấy bạc thay vì để trực tiếp vào nồi cơm điện thì mới thành công.

kiểm tra tỏi đen

Theo lời chị Nga, mặc dù chị đã làm thành công loại tỏi lên men bằng nồi cơm điện, song chất lượng tỏi như thế nào thì chưa kiểm chứng được. Tuy nhiên, khi ăn chị đã thấy có mùi thảo dược, vị bùi, màu tỏi cũng đen nữa.

Hướng dẫn sử dụng tỏi lên men hiệu quả

Tỏi lên men chỉ phát huy được khả năng phòng và chữa bệnh khi được lên men đúng quy chuẩn. Không phải cứ tỏi màu đen là tỏi đen, không phải cứ mua máy về làm là có được tỏi lên men chất lượng. Bên cạnh đó, lợi dụng thị hiếu của người dùng, nhiều cơ sở có thể sản xuất tỏi kém chất lượng, bán với giá rẻ.

thành phần dinh dưỡng tỏi đen

Theo nghiên cứu, ăn tỏi lên men vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Vì đây là hai thời điểm trong ngày loại tỏi này phát huy tối đa tác dụng.

Đối với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 – 4 tép tỏi lên men, còn người cao tuổi thì chỉ cần ăn 1 đến 2 tép là đủ. Tuy được xem như “thần dược” nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nó bởi bổ sung quá nhiều tỏi  không hề tốt cho sức khỏe mà nó còn gây ra những tác dụng ngược lại.

Theo các chuyên gia, khả năng phòng và chữa bệnh của tỏi phụ thuộc vào các hợp chất bên trong mà việc này thì người tiêu dùng rất khó để biết. Vì vậy mọi người nên tìm đến các địa điểm bán tỏi uy tín để mua được các sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như hiểu rõ được cách dùng và bảo quản.

Cách sử dụng

  • Tỏi lên men để nguyên củ, bạn chỉ việc bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng hợp lý từ một đến ba củ mỗi ngày.
  • Tỏi đen ngâm rượu: Đây là món uống khá ngon và nhiều tác dụng. Ngâm tỏi lên men với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml. Chúng tôi có nói rõ hơn ở phần dưới.
  • Có thể cắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.

Cách ngâm rượu tỏi đen đơn giản

Cách ngâm rượu tỏi đen cũng rất đơn giản và dễ làm, chỉ cần bạn chuẩn bị đủ nguyên liệu và thực hiện theo các bước dưới đây của chúng tôi thì đảm bảo bạn sẽ sở hữu ngay bình rượu tỏi tuyệt vời cho sức khỏe đấy.

Theo các chuyên gia y tế, mặc dù tỏi lên men ngâm rượu là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà lạm dụng uống quá nhiều. Sử dụng rượu tỏi lên men nhiều mặc dù không gây hại nhưng sẽ gây lãng phí. Vì thế, các bạn chỉ nên duy trì việc sử dụng đều đặn sau khi ăn, mỗi lần chỉ sử dụng từ 1 – 2 ly nhỏ là có thể tăng cường sức khỏe và phòng tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm.

rượu tỏi đen

Chuẩn bị vật liệu

  • 200g tỏi đen
  • 1 đến 1,5 lít rượu trắng (nên dùng rượu gạo hoặc rượu nếp) khoảng 30-60 độ tùy thuộc khẩu vị từng người
  • 1 bình ngâm rượu thủy tinh sạch dung tích hợp lý với lượng rượu ngâm.

Cách ngâm rượu tỏi lên men tại nhà

  • Bóc tép tỏi, chỉ lấy phần thịt tỏi bên trong.
  • Cho hết số tỏi đó vào trong bình sau đó cho rượu vào.
  • Đậy nắp bình lại để khoảng 2-3 ngày lắc lên 1 lượt để tỏi ngấm đều rượu. Không như các loại thuốc khác, tỏi sau khi ngâm từ 4 ngày đến 1 tuần bạn có thể sử dụng ngay được loại rượu tỏi có tác dụng tuyệt vời này.

Cách sử dụng rượu

  • Rượu tỏi chủ yếu dùng để uống, bạn nên uống sau khi ăn khoảng 1 đến 2 lần trong ngày. Mỗi lần bạn chỉ nên uống từ 1- 2 ly rượu nhỏ.
  • Không cần thiết phải sử dụng nhiều như các loại rượu khác vì cơ thể không hấp thụ hết được gây lãng phí. Không gây hại nếu dùng hơn
  • Không nên dùng quá nhiều rượu, dùng vừa đủ theo đúng chỉ định sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
cách ngâm rượu tỏi đen

Lưu ý:

Do tỏi đen là loại tỏi tươi được lên men ở điều kiện nhiệt độ phù hợp sau 30 – 45 ngày tạo thành. Nó có màu đen và mềm nhũn, ăn ngọt như ô mai, đặc biệt không còn vị cay của tỏi nhưng vẫn giữ được mùi thơm của tỏi. Do tính chất đó của tỏi lên men mà thời gian ngâm tỏi có thể nói là khá ngắn. Chỉ sau vài ngày đến 1 tuần là bạn có thể uống. Không giống tỏi bình thường bạn phải mất thời gian khá lâu để chờ tinh chất của tỏi được tiết ra hết.

Do đặc điểm màu đen của tỏi nên sau vài ngày bạn có thể thấy rượu chuyển sang màu đen do các tinh chất trong tỏi được tiết ra rất nhiều, lúc đó các tép tỏi bắt đầu chuyển dần thành màu trắng xám. Sau khi sử dụng hết rượu đầu, bạn có thể cho thêm 1 ít rượu vào ngâm thêm lần nữa nếu thấy màu tỏi vẫn còn đen.

Tác dụng của tỏi sau khi lên men gấp hàng chục lần tỏi thông thường nên khi ngâm rượu tỏi đen thì tác dụng của nó không vì thế mà thay đổi, hơn nữa còn công dụng tốt hơn rất nhiều so với rượu tỏi thông thường.

Categories
Tổng hợp

Các loại tỏi tươi để làm Tỏi Đen tốt nhất Việt Nam

Cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện đang được nhiều người quan tâm, tuy nhiên, chọn loại tỏi tươi nào để làm thì không phải ai cũng dễ dàng chọn lựa. Bài viết này giới thiệu một số loại tỏi tươi nổi tiếng tại Việt Nam, hy vọng sẽ giúp bạn chọn được loại tỏi phù hợp để lên men thành công.

tỏi đen cô đơn

Tìm hiểu qua về tỏi đen

Từ tỏi tươi sau một quá trình lên men ở nhiệt đô và độ ẩm thích hợp sẽ cho ra tỏi đen. Để có được sản phẩm tỏi lên men chất lượng cao thì cách chọn nguyên liệu làm tỏi là cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn nguyên liệu làm tỏi là những củ tỏi tươi to và tròn đều, không bị bầm dập hay xây xát.

Nếu có thể, bạn hãy sử dụng tỏi cô đơn để làm tỏi lên men vì nó có nhiều dưỡng chất hơn và quan trọng là khi ăn rất dễ bóc cũng như dễ chế biến hơn. Trong trường hợp không tìm được tỏi cô đơn ưng ý thì có thể chọn tỏi tép cũng đều được.

Tỏi đen mới sản xuất thành công tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng việc sở hữu nhiều vùng chuyên canh tỏi đặc hữu như Lý Sơn, Phan Rang, Kinh Môn,… tỏi lên men đang có hướng phát triển mạnh, ngày càng được ưa chuộng.

Cụ thể, giá mỗi kg tỏi lên men thành phẩm của Việt Nam (loại nhiều nhánh, sản xuất từ tỏi Lý Sơn, Phan Rang hoặc Hải Dương) dao động 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/kg.

Riêng loại tỏi lên men được sản xuất từ tỏi một nhánh (tỏi cô đơn) nổi tiếng của Lý Sơn có giá khá cao tới 4 – 7 triệu đồng/kg, và thường được đóng gói nhỏ chỉ 125g.

Người mua cũng nên cẩn trọng với những loại tỏi được quảng cáo là tỏi Lý Sơn 100% nhưng giá chỉ 700.000 – 900.000đ/kg. Tỏi cô đơn Lý Sơn chính hiệu có giá khá cao so với các sản phẩm thông thường vì nguyên liệu cho sản phẩm này rất hiếm, mỗi năm người dân chỉ trồng một vụ, mỗi sào tỏi chỉ thu được từ vài kg tuỳ quy mô.

Tìm hiểu ký, chúng ta dễ dàng nhận thấy trên thị trường giờ có nhiều loại tỏi tươi. Hãy cùng tìm hiểu những vùng trồng tỏi nổi tiếng ở nước ta để chọn lựa một loại tỏi tươi ưng ý:

Phân loại tỏi đen theo nhánh

Khi phân loại tỏi theo nhánh thì khá đơn giản, có loại tỏi một nhánh thường gọi là tỏi cô đơn hay tỏi mồ côi; loại còn lại là tỏi nhiều nhánh. Hãy cùng tìm hiểu những điểm mạnh – yếu của 2 loại tỏi này:

Tỏi nhiều nhánh

Tỏi nhiều nhánh là tỏi được lên men từ những củ tỏi tươi nhiều nhánh chất lượng. Sau quá trình lên men tỏi tươi sẽ biến thành sản phẩm tỏi lên men thơm ngon và không còn mùi khó chịu lại dễ ăn.

tỏi tươi nhiều tép

Tùy vào mỗi vùng miền mà tỏi nhiều nhánh có các tên gọi khác nhau như: tỏi ta, tỏi tép, hay tỏi nhiều nhánh… Ở loại tỏi này, lượng dưỡng chất không được cao như tỏi cô đơn do phải phân bố đều khắp để nuôi các nhánh tỏi con.

Tỏi cô đơn

Tỏi “cô đơn”, hay tỏi một tép, hay tỏi “mồ côi” được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng. Thay vì “đẻ” ra nhiều tép tỏi để tạo thành loại tỏi bình thường, cây tỏi này “không đẻ” mà chỉ phát triển đúng một tép tỏi duy nhất. Do chỉ có một nhánh nên người ta cho rằng tỏi cô đơn có chất lượng tốt hơn tỏi nhiều nhánh vì nhận được nhiều dưỡng chất hơn từ cây tỏi

tỏi tươi cô đơn

Cũng như heo mẹ nuôi bầy heo 5 con và heo mẹ khác nuôi chỉ 1 con duy nhất, tỏi “cô đơn” hấp thụ toàn bộ dưỡng chất phát triển củ từ cây tỏi mẹ, nên thơm ngon hơn tỏi bình thường là điều dễ hình dung.

Tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi 1 nhánh, tỏi mồ côi … là loại tỏi được lên men từ một loại tỏi  chỉ có duy nhất 1 nhánh. Chính vì chỉ có 1 nhánh nên tất cả chất dinh dưỡng của cây tỏi chỉ tập trung vào 1 tép duy nhất. Các chuyên gia cho biết, lượng dưỡng chất, đặt biệt là kháng sinh thực vật trong tỏi 1 nhánh nhiều gấp 2 đến 3 lần tỏi thường, do vậy mà mùi vị tỏi cô đơn không hăng hăng khó chịu mà thơm nồng, dễ ăn.

Những ưu điểm của tỏi cô đơn so với tỏi nhiều nhánh

Tỏi cô đơn do chỉ có 1 tép duy nhất nên toàn bộ dưỡng chất sẽ tập trung ở củ tỏi nên giá trị dinh dưỡng và dược tính cao hơn tỏi nhiều nhánh.

tỏi đen cô đơn

Do chỉ có 1 tép to nên thời gian lên men của tỏi cô đơn lâu hơn khá nhiều so với tỏi nhiều nhánh.

Tỏi đen cô đơn có hàm lượng các axit amin, kháng sinh tự nhiên cũng như các dược chất khác cao hơn loại tỏi nhiều nhánh do vậy hiệu quả khi dùng tỏi cô đơn lên men cũng tốt hơn.

Tỏi cô đơn khi ăn có hương vị thơm dịu hơn, ngon ngọt hơn tỏi nhiều nhánh.

Tỏi cô đơn dễ bóc vỏ hơn, và lượng vỏ cũng ít hơn so với tỏi nhiều nhánh.

Các vùng trồng tỏi nổi tiếng tại Việt Nam

Các vùng trồng tỏi nổi tiếng ở nước ta gồm có tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang, tỏi Bắc Giang, tỏi Kinh Môn (Hải Dương), tỏi Mai Châu, tỏi tía Phù Yên (Sơn La)…

Tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi

Với diện tích khoảng 300ha, Lý Sơn hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi. Tuy có kích thước củ hơi nhỏ nhưng người tiêu dùng rất ưa chuộng tỏi Lý Sơn. Chất lượng củ tỏi Lý Sơn được tạo nên từ thổ nhưỡng của vùng đất bazan do hoạt động của hỏa diệm sơn phun trào mấy triệu năm về trước và sự vỡ vụn của san hô thành những hạt cát trắng mịn, cộng với môi trường khắc nghiệt đầy vị biển.

Tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi

Tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi

Hiện nay có khá nhiều nơi rao bán tỏi Lý Sơn nhưng theo kinh nghiệm của người trồng tỏi, phần lớn tỏi trắng và tỏi đen được gắn kèm cái tên Lý Sơn trôi nổi ngoài thị trường thì rất khó để chắc chắn đó là tỏi từ Lý Sơn. Ngay cả tỏi trắng cũng khó phân biệt giữa tỏi Lý Sơn với nhiều loại tỏi khác. Tỏi lên men lại càng khó phân biệt đâu là đúng tỏi Lý Sơn, đâu là hàng trôi nổi.

Tỏi Lý Sơn chính gốc có kích thước khá nhỏ, nếu so với tỏi Trung Quốc hay tỏi ở các nơi khác thì chỉ bằng một nửa hay hai phần ba, thế nhưng lại có hương vị rất đặc biệt so với các loại tỏi khác. Nếu ăn sống sẽ có vị ngọt và thơm mùi dễ chịu ít nồng hơn (bởi lẽ bởi tỏi Lý Sơn được trồng ở ngoài đảo, bốn bề là biển cả, nguồn nước là mạch nước ngầm dưới lòng đất), khi bóc ra không có lõi ở giữa.

Tỏi Lý Sơn thật nhỏ như ngón tay út, tỏi có vỏ màu trắng, củ tỏi trắng, không sáng bóng, củ nhỏ, tép nhỏ. Củ tỏi nhiều tép, thường từ 7 – 11 tép.

Tỏi tía – Mai Châu (Hoà Bình)

Tỏi tía bản địa được trồng ở hai xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông của huyện Mai Châu. Nhiều người đã lặn lội lên tận vùng miền núi này để mua được tỏi gác bếp của đồng bào dân tộc. Tỏi tía có tên khoa học Allium sativum, là loại tỏi củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm.

Những năm trước đây, cây tỏi tía được trồng nhiều ở các xóm như Piềng Đậu, Nà Đú, Noong Ó… nhưng nay chỉ còn tập trung ở xóm Noong Luông, Chà Đáy với diện tích trồng khá ít. Thời gian gần đây, khách du lịch mới biết đến thứ tỏi quý này và thường mua tỏi tía về làm quà biếu, chế biến thực phẩm.

Tỏi tía Mai Châu, Hoà Bình

Tỏi tía Mai Châu, Hoà Bình

Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng. Tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cúm và ho dai dẳng, giảm béo bụng.

Ở địa phương, sau khi thu hoạch xong người dân thường để trên gác bếp, có khói ám vào ăn mới ngon và bảo quản được lâu. Từ khi được nhiều người ở xa biết đến, đến mùa thu hoạch đã có người tìm lên mua nhưng cũng không dám mua nhiều. Vì dưới xuôi không có bếp củi, mua về không để lâu được và khi ăn không ngon bằng tỏi đã để ở gác bếp nên họ mua rồi gửi lại đây để dùng dần.

Tỏi Phù Yên, Sơn La

Tỏi Phù Yên – Sơn La là loại tỏi quý hiếm mà chỉ có duy nhất các xã Gia Phù, Tường Phù, Tường Thượng ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ở miền núi Tây Bắc có thể trồng được. Tỏi mồ côi một nhánh ở Phù Yên được trồng tại cánh đồng Mường Tấc.

Tỏi Phù Yên, Sơn La

Tỏi Phù Yên, Sơn La

Tỏi cô đơn Phù Yên (cũng được gọi là tỏi tía) có đặc điểm nhánh to, có màu tím, bảo quản được lâu, vị thơm hơn hẳn tỏi thông thường, lượng tinh dầu trong tỏi cô đơn (tỏi một nhánh) cao hơn gấp nhiều lần tỏi bình thường. Công dụng của tỏi cô đơn ở Phù Yên được cho là tốt hơn hẳn loại tỏi 1 nhánh (tỏi trắng) ở lý sơn trên thị trường hiện nay.

Tỏi một nhánh Phù Yên bảo quản được lâu, vị thơm hơn hẳn tỏi những vùng khác, lượng tinh dầu trong tỏi cao hơn tỏi bình thường. Tỏi cô đơn của Phù Yên có giá bán cao gấp nhiều lần tỏi bình thường vì giá trị làm thuốc mà nó mang lại.

Tỏi Kinh Môn – Hải Dương

Huyện Kinh Môn nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương với diện tích tự nhiên 163,26 km2. Được bao bọc bởi 4 con sông lớn: Kinh Thầy, Kinh Môn, Đá Vách và Hàn Mấu, vùng đất này được bồi đắp liên tục tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ. Cùng với kinh nghiệm trồng tỏi hàng trăm năm nay của người dân mà tỏi được trồng ở đây đều to và thơm ngon nổi tiếng tạo nên một thương hiệu “Tỏi Kinh Môn”.

Tỏi Kinh Môn, Hải Dương

Tỏi Kinh Môn, Hải Dương

Tỏi Kinh Môn khá lớn, có đường kính từ 3cm đến 6cm và mỗi củ có khoảng trên dưới 10 tép. Tỏi Kinh Môn có màu tím khi mới thu hoạch nhưng chuyển dần sang màu trắng khi phơi khô.

Được trồng trên vùng đất hợp thổ nhưỡng và khí hậu, nông dân lại có kinh nghiệm từ khâu chọn giống, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và bảo quản, nên tỏi Kinh Môn có hương vị đặc trưng, củ to chắc, cay xè mắt khi cắt thái.

Tỏi Phan Rang – Ninh Thuận

Từ lâu, vùng đất Phan Rang nổi tiếng là xứ sở của tỏi. Củ tỏi Phan Rang có tép nhỏ, màu trắng, có vị thơm cay, hàm lượng tinh dầu phytolxit trong tỏi Phan Rang rất cao.

Do được trồng ở vùng duyên hải tỉnh Ninh Thuận, là tỉnh nghèo ít người biết đến nhất nước ta, cái tên tỏi Phan Rang trước đây cũng không mấy ấn tượng và gần như không có doanh nghiệp lớn trong nước nào hỗ trợ đầu tư có kế hoạch lâu dài để xuất tiến thương mại, Tỏi Phan Rang gần như chỉ có người Phan Rang biết còn lại chỉ biết tới tỏi Lý Sơn, đôi khi có người còn nhận nhầm tỏi Phan Rang là tỏi Đà Lạt.

Tỏi Phan Rang, Ninh Thuận

Tỏi Phan Rang, Ninh Thuận

Hiện nay tỏi Phan Rang được các ngành chức năng hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Chính những đặc trưng này đã giúp tỏi ở vùng này trở nên nổi tiếng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Giống tỏi Phan Rang có chứa hàm lượng allicin, glucogen, aliin, fitonxit, vitamin và các nguyên tố vi lượng cao gấp nhiều lần tỏi thông thường. Chúng có tác dụng tăng cường đề kháng, chống lại virus gây bệnh, diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và làm đẹp. Ngoài ra, còn dùng ngâm rượu hay làm tỏi đen.

Tỏi Phan Rang rất cay, thơm nồng hơn tỏi Lý Sơn nên khó ăn sống. Giá cũng không hề rẻ, cao gấp 2 – 4 lần tỏi Lý Sơn. Tỏi Phan Rang tép lớn, có dược tính cao, củ tròn căng mọng dễ chế biến tỏi lên men nên được nhà nhập khẩu ưa chuộng. Nhiều người Nhật, Hàn đã sang thu mua tỏi Phan Rang về làm nguyên liệu lên men thành tỏi đen để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

Tỏi Bắc Giang

Bắc Giang là một vùng trồng tỏi từ lâu và nhờ điều kiện thiên nhiên và địa chất đặc biệt, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây tỏi.

Trước đây các chuyên gia của Liên xô (cũ) và Tây Âu sang Việt nam nghiên cứu vùng đất trồng tỏi để xuất khẩu đã chọn tỉnh Hà Bắc cũ (Nay được chia ra là Bắc Giang và Bắc Ninh) là vùng trọng điểm trồng tỏi, vì điều kiên thiên nhiên, và địa chất đặc biệt của khu vực này.

Tỏi Bắc Giang

Tỏi Bắc Giang

Sau khi trị trường Liên Xô này không còn, cây tỏi Bắc Giang cũng chịu nhiều thăng trầm theo. Ngày nay, do sự cạnh tranh của thị trường, diện tích đất trồng bị thu hẹp nên tỏi Bắc Giang không còn trồng nhiều nữa.

Vừa qua theo chiến lược quốc gia khu vực tây Yên Tử (Bắc Giang) được phát triển thành khu du lịch Tâm Linh. Khi khảo sát tại đây các chuyên gia đã phát hiện rất nhiều dòng cây dược liêu quý hiếm Như: Ba Kích, Gừng Gió, Bá Bệnh (Eurycoma longifolia)….. Các loại cây như Tỏi, đinh lăng, địa liền… trồng tại đây cũng có chất lượng cao hơn hẳn các khu vực khác.